BÍ QUYẾT LỰA RAU SẠCH
Những loại rau sạch thường dùng trong chế độ ăn eat clean
Eat clean là chế độ ăn có lợi cho sức khỏe và vóc dáng. Rau sạch là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn eat clean. Rau nên mua từ các cửa hàng thực phẩm uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tùy theo mùa, bạn nên chọn loại các loại rau củ tương ứng với mùa. Như vậy, vừa dễ tìm kiếm, giá cả phải chăng lại tươi ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Chế độ ăn eat clean yêu cầu nghiêm ngặt về hạn chế dầu mỡ. Rau thường được ăn sống, trộn salad hoặc luộc, hấp để giữ cao nhất chất dinh dưỡng. Trong bữa ăn eat clean chủ yếu là rau, sau đó là đạm và tinh bột tốt (gạo lứt, khoai lang, yến mạch…)
Có nhiều loại rau củ giàu dinh dưỡng, phổ biến có thể kể đến:
Cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina) hay còn gọi là rau chân vịt là loại rau có rất nhiều dinh dưỡng. Đây cũng là loại rau sạch yêu thích của nhiều gymer, vận động viên Khoảng 30g cải bó xôi có thể cung cấp tới 56% nhu cầu vitamin A hàng ngày. Ngoài ra, rau bina cũng rất giàu vitamin K. Trong rau chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp đẹp da và chống lão hóa.
Một nghiên cứu còn phát hiện thấy các loại rau màu xanh đậm rất giàu beta-carotene và lutein. Cải bó xôi còn giúp giảm huyết áp nên cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Cải bó xôi phù hợp ăn sống, xay sinh tố hoặc luộc, hấp.
Cà rốt
Cà rốt chứa hàm lượng lớn vitamin A, đây là loại rau sạch không thể thiếu trong chế độ ăn. Khi ăn cà rốt không nên bỏ vỏ vì trong vỏ cà rốt có chứa nhiều dưỡng chất. Trong 100g cà rốt cung cấp tới 400% nhu cầu vitamin A cần thiết cho cơ thể. Chất beta-carotene (tiền vitamin A) là chất chống oxy hóa rất tốt. Vì dồi dào chất này, vỏ và thịt cà rốt có màu cam đặc trưng. Đây cũng là chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Một nghiên cứu cho thấy một khẩu phần cà rốt mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tới 5%. Cà rốt cũng có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư phổi.
Cà rốt là nguyên liệu đã quen thuộc trong nhiều công thức nấu ăn. Chất beta-carotene phát huy tác dụng tốt nhất khi ăn cà rốt đã nấu chín. Đôi khi, bạn có thể biến tấu cà rốt thành các món như gỏi cà rốt tai heo, cà rốt chiên giòn, cà rốt nướng mật ong…
Bông cải xanh
Bông cải xanh có thể cung cấp tới 116% nhu cầu vitamin K, 135% nhu cầu vitamin C và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Bông cải xanh còn chứa sulforaphane. Hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.
Chất carotenoid lutein trong bông cải xanh còn có tác dụng ngăn ngừa sự dày lên của các động mạch ở tim. Vì vậy, đây là loại siêu thực phẩm rất tốt cho người bị tim mạch và người lớn tuổi. Bông cải nào càng có màu xanh đậm thì sẽ càng ngon và nhiều dưỡng chất. Khi sờ vào phần cuống bông cải, bạn hãy chọn bông cải nào có cuống rắn chắc, tươi.
Cải Brussel
Cải Brussel hay còn gọi là bắp cải mini. Khi mua cải này nên chọn từ các cửa hàng bán rau sạch uy tín. Loại cải có họ hàng với bắp cải này rất giàu chất dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần ăn cải Brussel có thể cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Các chất có thể kể đến như vitamin K, vitamin A, C, folate, magie, kali… Ngoài ra, cải Brussel còn chứa nhiều hợp chất thực vật hỗ trợ bảo vệ sức khỏe toàn diện. Trong cải chứa kaempferol, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào.